Thuật ngữ

Mô tả

Nguồn

Biện pháp cưỡng chế của Liên hợp quốc

Chế tài được áp dụng theo quyết định của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhằm loại trừ mối đe doạ đối với hoà bình, an ninh quốc tế, loại trừ sự vi phạm hòa bình và hành vi xâm lược. Để chấm dứt các cuộc xung đột vũ trang có nguy hại đến nền hoà bình thế giới hoặc có hành vi xâm lược. Biện pháp cưỡng chế có thể là các biện pháp phi vũ lực theo quy định tại Điều 41 - Hiến chương Liên hợp quốc (vd. cắt đứt toàn bộ hoặc một phần quan hệ kinh tế, cắt đứt các phương tiện thông tin liên lạc, giao lưu hàng hải, hàng không, đường sắt ...), hoặc các biện pháp dùng lực lượng vũ trang liên quân của các thành viên Liên hợp quốc. Hội đồng bảo an là cơ quan duy nhất trong hệ thống Liên hợp quốc có toàn quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhân danh Liên hợp quốc, trên cơ sở quyết định phù hợp với nguyên tắc nhất trí của các uỷ viên thường trực của Hội đồng bảo an. Hội đồng bảo an cũng vận dụng các thoả hiệp khu vực hoặc các cơ quan khu vực để thực hiện việc cưỡng chế dưới sự chỉ đạo của Hội đồng bảo an, hoặc uỷ quyền cho các cơ quan đó thực hiện biện pháp cưỡng chế, trừ trường hợp quy định tại Điều 53, 107 - Hiến chương Liên hợp quốc. Đây là các biện pháp chế tài áp dụng đối với những nước thù địch trong Chiến tranh thế giới II và những nước tái diễn hành vi xâm lược chống các nước thành viên khác. Các biện pháp cưỡng chế kém phần hiệu quả do chính sách dung túng của các thế lực phản động quốc tế.

Từ điển Luật học trang 48

Bình đẳng

Quyền cơ bản của con người không bị phân biệt theo chủng tộc, nòi giống, giai cấp, tôn giáo, giới tính, tài sản được pháp luật của quốc gia bảo đảm. Quyền bình đẳng là thành quả đấu tranh của nhân loại chống chế độ phân chia đẳng cấp của nhà nước phong kiến, được ghi vào Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng" và Tuyên ngôn nhân quyền (quyền con người) và dân quyền (quyền công dân) của Cách mạng Pháp năm 1789 "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi". Tuy nhiên không phải ở các nước phương Tây đều có bình đẳng, có nước tình trạng bất bình đẳng còn được ghi vào pháp luật. Năm 1948, Liên hợp quốc ra tuyên ngôn toàn thế giới về "nhân quyền", khẳng định ở Điều 1 "Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm chất và các quyền"... Hai công ước quốc tế về quyền con người năm 1966 mà Việt Nam tham gia, lại một lần nữa đề cập đến quyền bình đẳng. Nhân dân tiến bộ trên thế giới vẫn phải tiếp tục cuộc đấu tranh cho quyền bình đẳng vì quyền này gắn liền với chế độ kinh tế, chính trị và xã hội. Quyền bình đẳng phải được cụ thể hóa thành quyền: bình đẳng của công dân trước pháp luật; bình đẳng dân tộc; bình đẳng của phụ nữ với nam giới; bình đẳng trước tòa án.

Từ điển Luật học trang 50

"Không ai làm quan tòa cho chính mình”

(L. nemo esse judex in sua causa), một nguyên tắc xét xử được nêu ra từ thời cổ La Mã. Nó được quy định trong luật pháp của hầu hết các nước của thời kì cận đại và được tiếp tục vận dụng và mở rộng trong luật pháp tiến bộ của các nước ngày nay. Để đảm bảo tính không thiên vị, công bằng và công lí trong xét xử, nguyên tắc “không ai làm quan tòa cho chính mình” còn được mở rộng bằng các quy định cụ thể rằng thẩm phán phải từ chối tham gia xét xử khi giữa thẩm phán ngồi xét xử với bị đơn hoặc nguyên đơn, với bị cáo hoặc bị hại có mối quan hệ thân thích.

Từ điển Luật học trang 251

ACC

(Area Control Center): Trung tâm kiểm soát đường dài.

12/2007/QĐ-BGTVT

AD WRNG

(Aerodrome Warning): Điện văn cảnh báo thời tiết cảng hàng không, sân bay.

12/2007/QĐ-BGTVT

ADN (axit deoxyribonucleic)

là vật chất di truyền của sinh vật, có hình dạng một chuỗi xoắn kép, bao gồm rất nhiều gen (đơn vị di truyền).

212/2005/QĐ-TTg

ADS

(Automatic Dependent Surveillance): Giám sát phụ thuộc tự động.

12/2007/QĐ-BGTVT

AFS

(Aeronautical fixed service): Dịch vụ cố định hàng không.

21/2007/QĐ-BGTVT

AFTN

(Aeronautical Fixed Telecommunication Network): Mạng thông tin cố định hàng không.

12/2007/QĐ-BGTVT

AGA

(Aerodromes, Air Routes and Ground aids): Sân bay, đường bay và phù trợ mặt đất.

21/2007/QĐ-BGTVT

AIC

(Aeronautical Information Circular): Thông tri hàng không.

12/2007/QĐ-BGTVT

AIDC

(Air Traffic Service Inter-facility Data Communication): Liên lạc dữ liệu giữa các phương tiện thuộc dịch vụ không lưu.

14/2007/QĐ-BGTVT

AIDS

là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired Immune Deficiency Syndrome" là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong.

64/2006/QH11

AIP

(Aeronautical Information Publication): Tập thông báo tin tức hàng không.

12/2007/QĐ-BGTVT

AIRAC

(Aeronautical Information Regulation and control): Kiểm soát và điều chỉnh tin tức hàng không.

14/2007/QĐ-BGTVT

AIREP

(Air Report): Báo cáo từ tàu bay.

12/2007/QĐ-BGTVT

AIS

(Aeronautical Information Service): Dịch vụ thông báo tin tức hàng không.

14/2007/QĐ-BGTVT

ALERFA

(Alert phase): Giai đoạn báo động

63/2005/QĐ-BGTVT

Âm hiệu

là tín hiệu âm thanh phát ra từ còi, chuông, kẻng hoặc từ các vật khác của phương tiện theo quy định.

30/2004/QĐ-BGTVT

Âm mưu

Mưu tính, mưu kế ngầm nhằm làm việc xấu, việc bất hợp pháp, vd. Âm mưu phản cách mạng, âm mưu phạm tội. Về hình sự, khi âm mưu không còn trong tư tưởng, suy nghĩ cá nhân đã có biểu lộ ra ngoài (rỉ tai người khác, ghi ra sổ tay…) thì phải xử lý để ngăn chặn (Sắc lệnh số 133 ngày 29.1.1953).

Từ điển Luật học trang 20

 

Thuật ngữ

Mô tả

Nguồn

Ambulatoria es voluntae defuneti usque

ad vitae supremum exitum

Một nguyên tắc pháp lý pháp luật dân sự cổ La Mã, xác nhận rằng ý muốn của người để lại di chúc thay đổi cho tới lúc trút hơi thở cuối cùng. Nguyên tắc này được ghi nhận trong luật thừa kế rằng cho tới lúc chết, người lập chúc thư vẫn có thể sửa đổi chúc thư của mình đã lập. Nguyên tắc này cũng được thừa nhận và thể hiện trong luật thừa kế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Xt. Thừa kế).

Từ điển Luật học trang 11

AMHS

(Air Traffic Service Message Handling System): Hệ thống xử lý điện văn dịch vụ không lưu.

14/2007/QĐ-BGTVT

AMSL

(Above mean sea level: So với mực nước biển trung bình.

63/2005/QĐ-BGTVT

AMSS

(Automatic Message Switching System): Hệ thống chuyển điện văn tự động.

14/2007/QĐ-BGTVT

Án

1. Vụ, việc mà toà án đối chiếu với pháp luật để xét xử, kèm theo tên luật phải áp dụng: án hình sự, án dân sự, án kinh tế, án lao động, án hành chính. 2. Vụ, việc phạm tội khi còn ở giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố: khởi tố vụ án giết người, vụ án tham nhũng. (Xt. Tranh chấp dân sự; Tranh chấp lao động,…)

Từ điển Luật học trang 12

Ấn chỉ kiểm định

là phôi của các loại giấy chứng nhận, tem kiểm định, sổ chứng nhận kiểm định, giấy tạm nghỉ lưu hành do Cục Đăng kiểm Việt Nam thống nhất phát hành và quản lý.

45/2005/QĐ-BGTVT

Ấn định tần số

là việc cơ quan quản lý cho phép một đài vô tuyến điện được quyền sử dụng một tần số hoặc một kênh tần số vô tuyến điện theo những điều kiện cụ thể.

39/2005/QĐ-BGTVT

Ân giảm

Ân huệ mà người bị kết án tử hình có thể xin Chủ tịch nước cho được hình phạt tử hình xuống tù chung thân. Trong thời hạn 7 ngày kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước. Nếu được ân giảm thì hình phạt tử hình được giảm xuống tù chung thân. Nếu đơn xin ân giảm bị bác thì bản án tử hình được thi hành (Điều 228 - Bộ luật tố tụng hình sự).

Từ điển Luật học trang 20

Án khổ sai

Hình phạt đại hình thời thuộc Pháp có tính chất đày đoạ, nhục hình xâm phạm thể chất và danh dự của người phạm tội, gồm có khổ sai hữu hạn 5 - 20 năm và khổ sai chung thân, bắt người bị án phải chịu các điều kiện giam cầm và lao động khắc nghiệt nhất. Án khổ sai là do Tòa đại hình tuyên xử theo thủ tục độc nhất cấp thẩm, nghĩa là sơ thẩm đồng thời chung thẩm, hoặc do Toà đệ tam cấp Bắc Kỳ, tức là Toà nhì Toà thượng thẩm Pháp ở Hà Nội xử phúc thẩm các bản án sơ thẩm về đại hình của các toà Nam án đệ nhị cấp của các tỉnh ở Bắc Kỳ.

Từ điển Luật học trang 12

Án lệ

Thực tiễn xét xử một loại các vụ việc cụ thể, thể hiện trong các bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án cao cấp nhất xử, được tập hợp thành các tập án lệ. Thực chất án lệ là sự vận dụng, áp dụng pháp luật thực định vào các trường hợp cụ thể, có tác dụng giúp việc tìm hiểu pháp luật, rèn luyện tư duy pháp lý. Trường hợp mà điều luật quy định không rõ, không đầy đủ thì án lệ là sự giải thích, bổ sung. Về nguyên tắc, án lệ không được coi là pháp luật. Nhưng do uy tín của toà án cao cấp, hoặc ở trường hợp có thiếu sót của luật như nói trên, án lệ trở thành căn cứ cho hoạt động xét xử của các tòa án đối với các vụ án tương tự. Dưới thời Pháp thuộc, án lệ của các tòa tư pháp hoặc tòa án hành chính (tòa án tư pháp cao cấp nhất là Toà thượng thẩm Hà Nội và Toà thượng thẩm Sài Gòn; tòa án hành chính cao cấp nhất là Tòa án hành chính Đông Dương và Tham chính viện nước Pháp) có vai trò là biện pháp giải thích, bổ sung luật pháp hiện hành bằng những bản án nguyên tắc (arrêts de principe). Như vậy án lệ được coi là một nguồn pháp luật. (Xt. Tiền lệ pháp).

Từ điển Luật học trang 12

An ninh

(an ninh quốc gia), trạng thái bình yên của xã hội, của nhà nước, sự ổn định vững chắc của chế độ chính trị xã hội. An ninh quốc gia bao gồm an ninh đối nội, an ninh đối ngoại, an ninh về tất cả các lĩnh vực chính trị kinh tế, quốc phòng, văn hóa, xã hội,… trong đó chủ yếu có an ninh chủ quyền độc lập, an ninh lãnh thổ, … Các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia được quy định là các tội nguy hiểm nhất trong các tội hình sự và có khung hình phạt cao nhất (Chương I - Bộ luật hình sự năm 1986)

Từ điển Luật học trang 11

An ninh quốc gia

là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc

32/2004/QH11

Ấn phẩm tem kỷ niệm

là ấn phẩm tem bưu chính có nội dung gắn với một sự kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, xã hội hoặc một nhân vật được phát hành nhân ngày kỷ niệm hoặc nhân dịp sự kiện có liên quan. Ấn phẩm tem kỷ niệm được quy định trong văn bản này gồm: thư nhẹ máy bay (Aerogramme), phong bì in sẵn tem, bưu ảnh in sẵn tem.

90/2003/QĐ-BBCVT

Án phí

Số tiền thu theo quy định của pháp luật trong mỗi vụ án mà tòa án giải quyết để nộp vào ngân sách nhà nước nhằm bù đắp lại chi phí của nhà nước. Pháp luật quy định mức án phí đối với từng loại án (x. Án phí dân sự; Án phí hành chính; Án phí hình sự; Án phí kinh tế; Án phí lao động) tuỳ theo cấp xét xử sơ thẩm, sơ thẩm đồng thời chung thẩm, phúc thẩm quy định người phải chịu án phí, người được miễn, được giảm và nộp tạm ứng án phí trước khi vụ án được đưa ra xét xử. Tòa án phải quyết định và ghi vào bản án các vấn đề về án phí mức phải nộp, người phải chịu án phí… (Xt. Lệ phí tòa án).

Từ điển Luật học trang 12

Án phí dân sự

Số tiền mà nhà nước trong mỗi vụ án dân sự được thu nhằm bù đắp chi phí của nhà nước và giáo dục công dân tự nguyện chấp hành pháp luật, hòa giải với nhau để tránh những việc phải đưa ra tòa án xét xử. Nghị định số 70/CP ngày 12.6.1997 của Chính phủ quy định mức án phí đối với án sơ thẩm, sơ thẩm đồng thời chung thẩm, như sau: a) Án không có giá ngạch: 50 nghìn đồng. Vd, li hôn không có tranh chấp về tài sản; yêu cầu xác định cha, mẹ cho con; xác định người mất tích, người đã chết,… b) Án có giá ngạch: theo giá trị tài sản tranh chấp. 1 triệu đồng trở xuống: 50 nghìn đồng. Trên 1 - 100 triệu đồng: 5% của giá trị tài sản đó. Trên 100 - 200 triệu đồng: 5 triệu đồng cộng thêm 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 100 triệu đồng. Trên 200 - 500 triệu đồng: 9 triệu đồng cộng thêm 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 200 triệu đồng. Trên 500 triệu đồng - 1 tỉ đồng: 18 triệu đồng cộng thêm 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 500 triệu đồng. Trên 1 tỉ đồng: 20 triệu đồng cộng thêm 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 1 tỉ đồng. Đối với án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng, ngoài mức 50 nghìn đồng phải chịu án phí đối với tài sản có tranh chấp theo mức đối với giá tài sản như trên, đương sự chịu án phí theo phần tài sản mà mình được hưởng. Trước khi tòa án xét xử, chưa biết ai phải chịu án phí nên bị đơn có yêu cầu ngược lại với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan có yêu cầu độc lập trong các vụ án dân sự không có giá ngạch hoặc có giá ngạch từ 1 triệu đồng trở xuống phải nộp tiền tạm ứng án phí là 50 nghìn đồng; nếu giá ngạch vụ án trên 1 triệu đồng thì phải nộp tạm ứng án phí sơ thẩm là 50% mức án phí sơ thẩm mà toà dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp. Những người được miễn án phí: a) Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành viên ngoài giá thú. b) Người đòi bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ. c) Người khiếu nại về danh sách cử tri. Viện kiểm sát khởi tố, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung, không phải chịu án phí. Người có khó khăn về kinh tế được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức xã hội chứng nhận thì có thể được toà án cho miễn nộp một phần hoặc toàn bộ số tiền tạm ứng án phí và có thể được tòa án cho miễn một phần hoặc toàn bộ án phí. Khi xét xử sơ thẩm, tòa án quyết định người phải chịu án phí theo nguyên tắc “các đương sự đều phải chịu án phí sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được chấp nhận”. Vd. nếu yêu cầu của nguyên đơn được chấp nhận thì bị đơn phải chịu án phí nhưng nếu yêu cầu của nguyên đơn bị bác thì nguyên đơn phải chịu án phí. Nếu yêu cầu của nguyên đơn chỉ được chấp nhận một nửa thì nguyên đơn và bị đơn mỗi người chịu một nửa án phí. Riêng đối với vụ án li hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí, không phụ thuộc vào tòa án có chấp nhận yêu cầu của họ hay không. Đương sự kháng cáo án sơ thẩm phải nộp tạm ứng án phí phúc thẩm là 50 nghìn đồng. Họ phải chịu án phí phúc thẩm nếu tòa án phúc thẩm y án sơ thẩm nhưng sẽ được trả lại tiền tạm ứng án phí phúc thẩm nếu tòa án phúc thẩm sửa hoặc hủy án sơ thẩm.

Từ điển Luật học trang 13

Án phí hành chính

Số tiền mà tòa án quyết định thu trong mỗi vụ án hành chính xét xử sơ thẩm, sơ thẩm đồng thời chung thẩm, phúc thẩm với mức chung là 50 nghìn đồng để nộp vào ngân sách nhà nước (Điều 27 - Nghị định số 70/CP ngày 12.6.1997). Người phải chịu án phí hành chính gồm: bên có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện nếu tòa án tuyên quyết định hành chính, hành vi hành chính ấy là trái pháp luật; bên khởi kiện nếu tòa án giữ nguyên quyết định hành chính, hành vi hành chính; bên kháng cáo nếu tòa án phúc thẩm giữ nguyên bản án quyết định sơ thẩm, nếu tòa phúc thẩm sửa, huỷ một phần hay toàn bộ án quyết định sơ thẩm thì không phải chịu án phí. Những đối tượng được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, miễn án phí hành chính gồm: a) Thương binh, bố mẹ liệt sĩ, người có công với cách mạng về tất cả khiếu kiện hành chính. b) Các đương sự khác khiếu kiện về quyết định buộc thôi việc trừ các quyết định về buộc thôi việc trong Quân đội nhân dân Việt Nam và quyết định sa thải theo quy định của Bộ luật lao động. c) Người có khó khăn về kinh tế có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (được miễn nộp tạm ứng, miễn nộp một phần hoặc toàn bộ án phí). Người khởi kiện, người kháng cáo, nếu rút đơn trước khi phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm được mở thì được trả lại 50% tiền tạm ứng (Điều 28 - 31 - Nghị định số 70/CP ngày 12.6.1997)

Từ điển Luật học trang 14

Án phí hình sự

Án phí mà người bị xử phạt về hình sự phải nộp vào ngân sách nhà nước với mức là 50 nghìn đồng cho án sơ thẩm, án sơ thẩm đồng thời chung thẩm và án phúc thẩm (Nghị định số 70/CP ngày 12.6.1997) Cùng với việc xét xử về tội phạm, nếu còn xét xử về bồi thường thiệt hại, thì tòa án quyết định án phí theo số tiền bồi thường thiệt hại dựa vào mức quy định đối với những việc tranh chấp tài sản có giá trị trong án phí về dân sự. Nếu vụ án được kháng cáo mà toà phúc thẩm y án sơ thẩm thì người kháng cáo phải chịu án phí kháng cáo là 50 nghìn đồng. Nếu tòa án phúc thẩm sửa hoặc huỷ án sơ thẩm thì người kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm.

Từ điển Luật học trang 15

Án phí kinh tế

Số tiền mà tòa án quyết định thu mỗi vụ án kinh tế xử sơ thẩm, phúc thẩm để nộp vào ngân sách nhà nước. Mức án phí sơ thẩm đối với án kinh tế không có giá ngạch có giá trị 10 triệu đồng trở xuống là 500 nghìn đồng. Trên 10 - 100 triệu đồng là 5% giá trị tranh chấp. Trên 100 - 200 triệu đồng là 5 triệu và 4% của phần giá trị vượt qua 100 triệu. Trên 200 - 500 triệu đồng là 9 triệu và 3% của phần giá trị vượt quá 200 triệu. Trên 500 - 1.000 triệu đồng là 18 triệu đồng và 2% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 500 triệu. Trên 1.000 triệu đồng là 28 triệu và 0,1% của phần giá trị vượt quá 1.000 triệu. Mức án phí phúc thẩm đối với tất cả các vụ án là 200 nghìn đồng. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu độc lập với nguyên đơn, người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan có yêu cầu độc lập phải nộp tạm ứng 50% án phí theo thông báo của toà án. Người kháng cáo phải nộp tạm ứng án phí. Người rút đơn trước khi mở phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm được trả lại 50% tiền tạm ứng án phí đã nộp. Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau khi toà án hòa giải thì chỉ phải chịu 50% mức án phí. Đương sự nào bị thua kiện tức là không được toà án chấp nhận yêu cầu thì phải chịu án phí, người kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm nếu toà án giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm (Điều 14 - 19 - Nghị định số 70/CP ngày 12.6.1997).

Từ điển Luật học trang 15

Án phí lao động

Số tiền mà đương sự trong vụ án lao động phải nộp vào ngân sách nhà nước nếu yêu cầu của họ không được toà án chấp nhận ở cấp sơ thẩm, hoặc tòa án cấp phúc thẩm y án hay quyết định sơ thẩm; nếu án quyết định sơ thẩm bị sửa, bị hủy một phần hay toàn bộ thì người kháng cáo không phải chịu án phí. Mức án phí ở sơ thẩm, phúc thẩm đều 50 nghìn đồng. Những người được miễn không phải nộp tạm ứng án phí lao động gồm: a) Người lao động đòi tiền bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. b) Người lao động đòi bồi thường thiệt hại hoặc khởi kiện vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. c) Công đoàn cơ sở khởi kiện hoặc kháng cáo vì lợi ích của tập thể lao động. d) Công đoàn cấp tỉnh, công đoàn ngành khởi kiện hoặc kháng cáo. đ) Viện kiểm sát khởi tố, kháng nghị (Nghị định 70/CP ngày 12.6.1997). (Xt. Lệ phí toà án).

Từ điển Luật học trang 16

Án sát

Chức quan dưới triều Nguyễn, phụ trách việc xử án, chủ yếu là về hình sự ở cấp tỉnh.

Từ điển Luật học trang 16

 

Thuật ngữ

Mô tả

Nguồn

Án tại hồ sơ

Một trong những nguyên tắc của xét xử đòi hỏi mọi chứng cứ của vụ án phải được thu nhập đầy đủ chính xác đúng quy định của luật tố tụng và đưa vào hồ sơ của vụ án. Việc truy tố, xét xử chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được thu nhập đúng thủ tục và đã được đưa vào hồ sơ vụ án. Chứng cứ được thu thập trái với quy định của luật tố tụng hoặc thu nhập đúng với trình tự thủ tục tố tụng nhưng chưa được đưa vào hồ sơ vụ án, thì không có giá trị pháp lý.

Từ điển Luật học trang 16

Án tích

Dấu vết về án hình sự của người đã bị xử và chưa xoá án được ghi vào một quyển sổ gọi là lý lịch tư pháp để sau này, trong một số trường hợp, cần xem xét để đánh giá đạo đức hạnh kiểm, thái độ đối với pháp luật. Vd. Trong lý lịch của bị can, bị cáo phải ghi rõ án tích (hiện nay dùng phổ biến từ tiền án). Người có án tích sau một thời gian, nếu chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, không phạm tội mới sẽ được xoá án tức là coi như chưa bị kết cán (Điều 52 - Bộ luật hình sự). Khi quyết định hình phạt, toà án có thể coi việc một người sau khi đã kết án lại phạm tội mới là một tình tiết tăng nặng. Một trong những tình tiết tăng nặng được quy định tại Điều 39 - Bộ luật hình sự là "phạm tội nhiều lần; tái phạm; tái phạm nguy hiểm". Trong một số trường hợp được quy định cụ thể trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, án tích là cơ sở để áp dụng luật về tội nặng hơn đối với người phạm tội. Trong một số trường hợp, án tích về tội này hay tội khác sẽ dẫn đến việc hạn chế người mang án quyền lựa chọn nơi cư trú; còn án tích về tội vụ lợi có thể sẽ là một trở ngại đối với việc được nhận vào làm những việc có liên quan đến trách nhiệm vật chất.

Từ điển Luật học trang 16

An toàn bức xạ

là việc bảo đảm an toàn cho con người và môi trường khỏi những tác hại do bức xạ gây ra bằng việc kiểm soát bức xạ và áp dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ cần thiết.

50-L/CTN

An toàn lao động

Toàn bộ quy định về các điều kiện, biện pháp, phương tiện… đề phòng, tránh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của người lao động. Trước khi nhận việc, người lao động kể cả người học nghề, thực tập nghề phải được huấn luyện về an toàn lao động. Người lao động có quyền từ chối việc hoặc rời bỏ nơi làm việc nếu thấy có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, từ chối trở lại nếu nguy cơ chưa được khắc phục (Chương IX - Bộ Luật lao động, Chương II - Nghị định ngày 20.1.1995)

Từ điển Luật học trang 11

An toàn sinh học

là các biện pháp quản lý an toàn trong các hoạt động: nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và khảo nghiệm; sản xuất, kinh doanh và sử dụng; nhập khẩu, xuất khẩu, lưu giữ và vận chuyển các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen.

212/2005/QĐ-TTg

An toàn sinh học trong xét nghiệm

là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu hoặc loại trừ nguy cơ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm trong cơ sở xét nghiệm, từ cơ sở xét nghiệm ra môi trường và cộng đồng

03/2007/QH12

An toàn thông tin

bao gồm các hoạt động quản lý, nghiệp vụ và kỹ thuật đối với hệ thống thông tin nhằm bảo vệ, khôi phục các hệ thống, các dịch vụ và nội dung thông tin đối với nguy cơ tự nhiên hoặc do con người gây ra. Việc bảo vệ thông tin, tài sản và con người trong hệ thống thông tin nhằm bảo đảm cho các hệ thống thực hiện đúng chức năng, phục vụ đúng đối tượng một cách sẵn sàng, chính xác và tin cậy. An toàn, thông tin bao hàm các nội dung bảo vệ và bảo mật thông tin, an toàn dữ liệu, an toàn máy tính và an toàn mạng.

64/2007/NĐ-CP

Án treo

Biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù nếu bị phạt không quá 3 năm với điều kiện phải qua một thời gian thử thách. Khi xử phạt tù không quá 3 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì toà án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 1 đến 5 năm. Toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội nơi người đó làm việc hoặc thường trú để theo dõi, giáo dục. Người được hưởng án treo có thể phải chịu thêm một số hình phạt bổ sung như phạt tiền, cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định. Nếu người được hưởng án treo đã chấp hành được một nửa thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm theo dõi giáo dục, tòa án có thể rút ngắn thời gian thử thách. Nếu trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo phạm tội mới do vô ý, hoặc phạm tội mới do cố ý thì toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới (Điều 44 - Bộ luật hình sự).

Từ điển Luật học trang 17

An trí

Một biện pháp cưỡng chế hành chính của thực dân Pháp trước Cách mạng tháng Tám 1945 áp dụng đối với những người hoạt động cách mạng đã hết hạn phạt tù hay những người bị nghi là có hoạt động cách mạng, buộc đến một trại tập trung, thường gọi là căng (Ph. Camp), cách li với xã hội, có sự canh gác nghiêm ngặt để không thể hoạt động cách mạng được. Các nơi an trí thường đặt ở các địa điểm miền núi, xa các khu dân cư, vd. Căng Nghĩa Lộ, Bá Vân…

Từ điển Luật học trang 11

Ẩn tỳ

là những khuyết tật của hàng hoá, nếu chỉ kiểm tra bên ngoài hàng hoá một cách thông thường thì không thể phát hiện được.

125/2003/NĐ-CP

Án văn

Văn bản phản ánh kết quả xét xử của tòa án về một vụ án cụ thể (án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính), trong đó nêu rõ: ngày tháng mở phiên toà, thành phần Hội đồng xét xử, các bên tham gia tố tụng, nội dung sự việc nhận định của tòa án và quyết định của tòa án.

Từ điển Luật học trang 17

Ân xá

Xét tha cho người phạm tội theo nguyên tắc, chính sách khoan hồng và nhân đạo của pháp luật. Việc ân xá cho người bị phạm tội được thực hiện theo hai hình thức là đại xá và đặc xá.

Từ điển Luật học trang 20

Ánh sáng chớp

là ánh sáng trong đó tổng thời gian sáng trong một chu kỳ ngắn hơn tổng thời gian tối và thời gian các chớp sáng bằng nhau.

53/2005/QĐ-BGTVT

Antracit

bao gồm siêu antracit, antracit và bán antracit, là loại than biến chất cao, có màu đen, đen xám, ánh kim loại phớt vàng.

25/2007/QĐ-BTNMT

Ao nuôi tôm

là diện tích mặt nước được dùng để nuôi tôm, có bờ ngăn cách với khu vực xung quanh.

06/2006/QĐ-BTS

Áp dụng pháp luật

Hành vi của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức có thẩm quyền hay một tổ chức được giao quyền, căn cứ vào quy định của pháp luật để giải quyết một trường hợp cụ thể. Vd. Xử một việc phạm tội, giải quyết một vụ tranh chấp về dân sự, kinh tế… xác định quyền hoặc nghĩa vụ của một công dân, vv. Áp dụng pháp luật phải tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Từ điển Luật học trang 18

Áp dụng tập quán

(Tập quán: thói quen hình thành lâu đời trong xã hội được mọi người thừa nhận và làm theo), giải quyết một vụ việc cụ thể được dự liệu trong một quy phạm pháp luật nào đó bằng việc dựa vào tập quán có liên quan, thỏa thuận với nhau về việc dựa vào tập quán và ghi vào hợp đồng. Tập quán được áp dụng phải là tập quán không trái với những nguyên tắc chung của pháp luật, của văn bản pháp luật hữu quan và phải có quy định cho phép. Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán hoặc quy định tương tự của pháp luật, nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật dân sự (Điều 14 - Bộ luật dân sự năm 1995). "Các bên trong hợp đồng được thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại quốc tế nếu tập quán thương mại quốc tế đó không trái với pháp luật Việt Nam" (Điều 4 - Luật thương mại năm 1997).

Từ điển Luật học trang 18

áp dụng tiêu chuẩn

là sử dụng tiêu chuẩn trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và trong các hoạt động kinh tế - xã hội khác.

21/2007/TT-BKHCN

Áp dụng tương tự về luật

(cg. Áp dụng tương tự về quy phạm pháp luật), giải quyết một vụ việc cụ thể không được dự liệu trong luật bằng việc áp dụng một điều luật, một quy phạm pháp luật có nội dung tình tiết gần giống. Việc cho áp dụng tương tự về luật được quy định trong Luật hình sự khi cơ quan lập pháp thấy cần thiết để bảo đảm việc đấu tranh chống tội phạm, vd. Điều 18 - Sắc lệnh 133 ngày 20.1.1953: "Kẻ nào phạm tội quản quốc khác mà chưa quy định trong luật này, sẽ chiếu theo tội tương tự mà xét xử". Về hình sự, việc áp dụng tương tự về luật phải chặt chẽ, thận trọng, theo nguyên tắc chung đã được thừa nhận: "không có luật, không có tội" (Nulla ponea sine lege).

Từ điển Luật học trang 18

Áp giải

Biện pháp dẫn giải người bị bắt, có người mang vũ khí đi kèm đưa đến địa điểm đã được chỉ định. Áp giải thường được áp dụng đối với những người có lệnh gọi của nhà chức trách nhưng họ không tự nguyện đến hoặc có cơ sở để nghi ngờ họ trốn chạy. Người áp giải phải có lệnh viết của cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp người bị áp giải chống đối bằng vũ lực thì người áp giải có quyền sử dụng vũ khí sau khi đã áp dụng các biện pháp cảnh cáo đúng theo luật định.

Từ điển Luật học trang 18

 

Thuật ngữ

Mô tả

Nguồn

Áp thấp nhiệt đới

là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 6 đến cấp 7 và có thể có gió giật.

08/2006/NĐ-CP

APLAC

(Asia Pacific Laboratory Accreditation Cooperation) là Hiệp hội các phòng thử nghiệm được công nhận Châu Á - Thái Bình Dương.

08/2006/TT-BCN

APP

(Approach Control Unit): CSCCDV kiểm soát tiếp cận.

12/2007/QĐ-BGTVT

ASEAN

(A. Association of South East Asean. Viết tắt ASEAN), tên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á, một tổ chức quốc tế liên chính phủ có tính chất khu vực, được thành lập trên cơ sở Tuyên bố Băngkôc ngày 8.8.1967 của Hội nghị bộ trưởng ngoại giao 5 nước: Thái Lan, Malaixia, Singapo, Philipin và Inđônêxia họp tại Băngkôc (Thái Lan). Đến 1999 đã kết nạp thêm Brunây (1984), Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Mianma (1997), Vương quốc Cămpuchia (1999). Cơ cấu tổ chức của ASEAN: a. Các cơ quan hoạch định chính sách gồm: - Hội nghị thượng đỉnh ASEAN (ASEAN Summit): 3 năm họp một lần chính thức để đề ra phương hướng, chính sách chung cho hoạt động của ASEAN và quyết định các vấn đề lớn của ASEAN. Vd. năm 1992 quyết định thành lập "Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)" mà cơ chế thực hiện là "Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung" (CEPT). - Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN (ASEAN Ministerial Meeting): Hàng năm, đề ra chính sách của ASEAN tiếp sau Hội nghị thượng đỉnh ASEAN. - Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Ministers): hàng năm họp chính thức, hoặc không chính thức khi cần, để báo cáo công tác lên Hội nghị thượng đỉnh. - Hội nghị bộ trưởng các ngành khi cần thì họp để thảo luận chính sách hợp tác ngành. - Hội nghị liên bộ trưởng (JMM) được nhóm họp theo yêu cầu của bộ trưởng ngoại giao hoặc bộ trưởng kinh tế các nước ASEAN để thúc đẩy hợp tác liên ngành. Tổng thư ký ASEAN: nhiệm kỳ 5 năm và có thể được bầu lại. Các cuộc họp của quan chức cao cấp (SOM, SEOM), các cuộc họp tư vấn chung (JCM). b. Các ủy ban của ASEAN: - Ủy ban thường trực ASEAN (ASC): họp hai tháng một lần, thực hiện các công việc của Hội nghị bộ trưởng ASEAN giữa hai kỳ họp và xem xét các vấn đề cụ thể khác. - Các ủy ban hợp tác chuyên ngành: 3 ủy ban (khoa học - kĩ thuật, văn hóa thông tin, phát triển xã hội) và hai cơ quan hợp tác bảo vệ môi trường và chống ma tuý. c. Các ban thư ký ASEAN: - Ban thư kí quốc tế ASEAN, trụ sở tại Giacacta. - Ban thư kí quốc gia ASEAN. d. Các cơ chế hợp tác với các nước thứ ba: - Hội nghị sau Hội nghị bộ trưởng (PMC). - Các cuộc họp của ASEAN với các bên đối thoại. - Ủy ban ASEAN với nước thứ ba.

Từ điển Luật học trang 19

 

từ tiếng Anh “The Association of Southeast Asian Nations” được dịch là Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

Từ điển Luật học trang 19

ASHTAM

(special format of NOTAM providing information on the status activities of volcano): NOTAM đặc biệt có mẫu phát hành riêng biệt để thông báo về sự thay đổi hoạt động của núi lửa, sự phun của núi lửa, mây tro bụi núi lửa có ảnh hưởng đến hoạt động bay.

21/2007/QĐ-BGTVT

Asian Development Bank (ADB)

Ngân hàng phát triển châu Á

44/2002/TTLT-BTC-BYT

ATIS

(Automatic Terminal Information Service): Dịch vụ thông báo tự động tại khu vực sân bay (phát thanh bằng lời).

12/2007/QĐ-BGTVT

ATN

(Aeronautical Telecommunication Network): Mạng viễn thông hàng không.

14/2007/QĐ-BGTVT

ATS

(Air traffic services): Dịch vụ không lưu.

63/2005/QĐ-BGTVT

ATS/DS

(Air Traffic Service/Direct Speech): Liên lạc trực thoại không lưu.

14/2007/QĐ-BGTVT

Âu tàu

là công trình chuyên dùng dâng nước, hạ nước để đưa phương tiện qua nơi có mực nước chênh lệch trên đường thuỷ nội địa

23/2004/QH11

AUTO

(Automatic): Chế độ tự động.

12/2007/QĐ-BGTVT

Bậc

là khái niệm chỉ thang giá trị trong mỗi ngạch công chức, ứng với mỗi bậc có một hệ số tiền lương.

117/2003/NĐ-CP

Bãi bỏ

Quyết định của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền tuyên bố một văn bản không có hiệu lực thi hành vì trái với hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và các văn bản của cấp trên. "Quốc hội bãi bỏ các văn bản của chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội" (Điều 84 - Hiến pháp năm 1992). Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư của bộ trưởng ... (Điều 114 - Hiến pháp năm 1992). Hội đồng nhân dân có quyền bãi bỏ những quyết định sai trái của ủy ban nhân dân cùng cấp, những nghị quyết sai trái của hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp (Điều 2, 18 - Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân năm 1994).

Từ điển Luật học trang 21

Bãi bỏ điều ước quốc tế

là tuyên bố của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về từ bỏ hiệu lực của điều ước quốc tế đã ký kết.

07/1998/PL-UBTVQH10

Bãi chôn lấp chất thải rắn

là một diện tích hoặc một khu đất đã được quy hoạch, được lựa chọn, thiết kế, xây dựng để chôn lấp chất thải rắn nhằm giảm tối đa các tác động tiêu cực của BCL tới môi trường.

01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD

Bãi công

Một hình thức đấu tranh tập thể của công nhân, viên chức trong công sở, xí nghiệp, nhà máy, cùng nhau bỏ việc nhằm đòi hỏi thỏa mãn yêu cầu liên quan đến nghề nghiệp như đòi tăng lương, giảm giờ làm việc hay cải thiện điều kiện lao động. (X. Đình công).

Từ điển Luật học trang 21

Bãi khóa

Một hình thức đấu tranh tập thể của học sinh, sinh viên cùng nhau nghỉ học nhằm đòi hỏi thỏa mãn yêu cầu liên quan đến quyền lợi của học sinh, sinh viên như giảm học phí, mở rộng dân chủ,…

Từ điển Luật học trang 21

Bãi miễn

Thuật ngữ cũ nay không dùng, thay bằng thuật ngữ bãi nhiệm và miễn nhiệm.

Từ điển Luật học trang 21

Bãi nhiệm

Buộc thôi giữ chức vụ được bầu, do người giữ chức vụ ấy không còn xứng đáng. Trường hợp bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, thì Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định việc đưa ra Quốc hội bãi nhiệm hoặc đưa ra cử tri bãi nhiệm theo đề nghị của Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, mặt trận tổ quốc tỉnh hoặc của cử tri. Trường hợp bãi nhiệm đại biểu hội đồng nhân dân ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp phường, xã, thì thường trực hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân cùng cấp, ở cấp phường, xã, chủ tịch hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định đưa ra hội đồng nhân dân hoặc cử tri bãi nhiệm, theo đề nghị của ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp. Việc bãi nhiệm phải được hai phần ba tổng số đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành. Trường hợp cử tri bãi nhiệm thì việc bãi nhiệm được tiến hành ở đơn vị bầu cử nơi bầu ra đại biểu đó và theo thể thức do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định. Việc bãi nhiệm những người do Quốc hội bầu (chủ tịch, phó chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội,...) do Quốc hội biểu quyết (Điều 84 - Hiến pháp năm 1992).

Từ điển Luật học trang 21

 

Thuật ngữ

Mô tả

Nguồn

Bãi nổi, cù lao

là vùng đất nổi trong phạm vi lòng sông

79/2006/QH11

Bãi sông

là vùng đất có phạm vi từ biên ngoài hành lang bảo vệ đê điều trở ra đến bờ sông

79/2006/QH11

Bãi thị

Hình thức đấu tranh tập thể của những người buôn bán tại các chợ bằng cách cùng nhau bỏ họp chợ, ngừng buôn bán nhằm đòi hỏi thỏa mãn một yêu cầu liên quan đến quyền lợi của người buôn bán như giảm thuế, sắp xếp tại chỗ bán, sửa chợ, …

Từ điển Luật học trang 22

Bài thuốc gia truyền

là bài thuốc kinh nghiệm lâu đời của dòng tộc, gia đình truyền lại, có hiệu quả điều trị với một bệnh nhất định, có tiếng ở trong vùng, được nhân dân tín nhiệm, được Hội Đông y và y tế xã/phường/thị trấn sở tại và Sở Y tế công nhận.

39/2007/QĐ-BYT

Bản án

X. Án văn

Từ điển Luật học trang 24

Bản án chưa có hiệu lực pháp luật

Bản án sơ thẩm chưa hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị hoặc bị kháng cáo, kháng nghị nhưng chưa xét xử phúc thẩm. Bản án chưa có hiệu lực pháp luật thì không được đem ra thi hành.

Từ điển Luật học trang 24

Bản án đã có hiệu lực pháp luật

Bản án nhất định bắt buộc phải tôn trọng, phải thi hành gồm: án sơ thẩm đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà không bị kháng cáo, kháng nghị; án sơ thẩm đồng thời là án chung thẩm, án phúc thẩm. "Các bản án và quyết định của tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân; những người và đơn vị hữu quan nghiêm chỉnh chấp hành" (Điều 136 - Hiến pháp năm 1992). Chỉ có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ bản án đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm hay tái thẩm.

Từ điển Luật học trang 24

Bản án hình sự

Quyết định của tòa án thừa nhận bị cáo là người có tội hoặc không có tội, và người có tội phải chịu hình phạt hoặc được miễn hình phạt. Theo Điều 198 - Bộ luật tố tụng hình sự, tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để bảo đảm tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự làm án từ khi nghị án cho đến khi tuyên án. Trong nội dung bản án cần phải ghi rõ: ngày, giờ, tháng, năm và địa điểm phiên toà, họ tên của các thành viên hội đồng xét xử và thư kí phiên tòa, họ tên của kiểm sát viên; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, thành phần xã hội và tiền án của bị cáo; ngày bị cáo bị giam giữ, tạm giam; họ, tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của bị cáo, họ tên của người bào chữa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và những người đại diện hợp pháp của họ. Trong bản án phải trình bày việc phạm tội của bị cáo, phân tích những chứng cứ xác định có tội và những chứng cứ xác định vô tội, xác định bị cáo có tội hay không và nếu bị cáo phạm tội thì phạm tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ và cần phải xử lý như thế nào. Nếu bị cáo không phạm tội thì bản án phải ghi rõ những căn cứ xác định bị cáo vô tội và phải giải quyết việc khôi phục danh dự, quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Trong bản án có ghi rõ căn cứ buộc tội hoặc gỡ tội của ủy viên công tố, những luận cứ của người bào chữa cho bị cáo hoặc người bị thiệt hại và những ý kiến của hội đồng xét xử về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận ý kiến của ủy viên công tố và người bào chữa. Phần cuối cùng của bản án ghi những quyết định của tòa án và quyền kháng cáo đối với bản án. Chậm nhất là 15 ngày sau khi tuyên án, toà án phải giao bản sao bản án cho bị cáo, viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, những người bị xử vắng mặt và thông báo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị cáo cư trú hoặc làm việc. Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan đến vụ án hoặc đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu tòa án cấp trích lục bản án hoặc bản sao bản án.

Từ điển Luật học trang 25

Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài

là bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Toà án nước ngoài và bản án, quyết định khác của Toà án nước ngoài mà theo pháp luật của Việt Nam được coi là bản án, quyết định dân sự.

24/2004/QH11

Bán buôn

là hoạt động bán hàng hoá cho thương nhân, tổ chức khác; không bao gồm hoạt động bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.

23/2007/NĐ-CP

Bán buôn điện

là hoạt động bán điện của đơn vị điện lực này cho đơn vị điện lực khác để bán lại cho bên thứ ba

28/2004/QH11

Bản cáo bạch

là tài liệu hoặc dữ liệu điện tử công khai những thông tin chính xác, trung thực, khách quan liên quan đến việc chào bán hoặc niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành.

70/2006/QH11

 

là bản thông cáo của tổ chức phát hành về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh và phương án sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành nhằm cung cấp thông tin cho công chúng đánh giá và đưa ra các quyết định đầu tư chứng khoán.

70/2006/QH11

Bản cáo trạng

Quyết định của viện kiểm sát truy tố bị can trước tòa án. Bản cáo trạng phải dựa vào bản kết luận điều tra để nêu rõ: ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm; ai là người đã thực hiện hành vi phạm tội, thủ đoạn, mục đích, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác; những chứng cứ xác định tội trạng của bị can, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ; nhân thân của bị can và mọi tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Phần kết luận của cáo trạng ghi rõ tội danh và điều khoản Bộ luật hình sự được áp dụng. Bản cáo trạng phải được giao cho bị can.

Từ điển Luật học trang 26

Bản chính

là bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu tiên có giá trị pháp lý để sử dụng, là cơ sở để đối chiếu và chứng thực bản sao.

79/2007/NĐ-CP

Bản chính văn bản

là bản hoàn chỉnh về nội dung và thể thức văn bản được cơ quan, tổ chức ban hành. Bản chính có thể được làm thành nhiều bản có giá trị như nhau.

110/2004/NĐ-CP

Bán dâm

là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.

10/2003/PL-UBTVQH11

Bản danh mục NOTAM còn hiệu lực

(Checklist of valid NOTAM) là danh mục các NOTAM còn hiệu lực được phát hành hàng tháng thông qua mạng viễn thông hàng không.

21/2007/QĐ-BGTVT

Bán đấu giá

Bán công khai theo hình thức công bố một giá khởi điểm để người muốn mua lần lượt trả giá, người nào trả giá cao nhất thì được mua. Chủ sở hữu có quyền bán tài sản của mình theo phương thức bán đấu giá nhưng nói chung, bán đấu giá được thực hiện trong những trường hợp như: tài sản thừa kế mà không chia được bằng hiện vật; tài sản của doanh nghiệp bị phá sản; tài sản bị nhà nước tịch thu mà cần bán đấu giá... Việc bán đấu giá được giao cho cơ quan, tổ chức được pháp luật giao cho quyền bán đấu giá. Ngày và tài sản đấu giá phải được thông báo công khai trước ít nhất 7 ngày đối với bán đấu giá động sản và 30 ngày đối với bán đấu giá bất động sản. Nếu không có ai trả giá cao hơn giá khởi điểm thì tài sản được bán cho người trả giá khởi điểm. Những thể thức về bán đấu giá do pháp luật quy định (Điều 452 - Bộ luật dân sự).

Từ điển Luật học trang 26

 

là hình thức bán tài sản công khai mà có nhiều người muốn mua tham gia trả giá theo thủ tục được quy định tại Quy chế này; người trả giá cao nhất và ít nhất bằng giá khởi điểm là người được mua tài sản bán đấu giá đó.

Từ điển Luật học trang 26

Bán đấu giá tài sản

là hình thức bán tài sản công khai, có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc và thủ tục được quy định tại Nghị định này.

05/2005/NĐ-CP

Bản đồ

là lĩnh vực hoạt động khoa học kỹ thuật thu nhận và xử lý các thông tin, dữ liệu từ quá trình đo đạc, khảo sát thực địa để biểu thị bề mặt trái đất dưới dạng mô hình thu nhỏ bằng hệ thống ký hiệu và mầu sắc theo các quy tắc toán học nhất định. Các thể loại bản đồ bao gồm: bản đồ địa hình, bản đồ nền, bản đồ địa chính, bản đồ hành chính, bản đồ biển, bản đồ chuyên ngành và các loại bản đồ chuyên đề khác.

12/2002/NĐ-CP

 

Thuật ngữ

Mô tả

Nguồn

Bản đồ cao không - Bản đồ mặt đẳng áp

(AT): Bản đồ thời tiết tại các mặt đẳng áp tiêu chuẩn có ghi các số liệu khí tượng quan trắc được tại mặt đẳng áp đó;

29/2005/QĐ-BGTVT

Bản đồ cao không-Bản đồ mặt đẳng áp (AT)

Bản đồ thời tiết tại các mặt đẳng áp tiêu chuẩn có ghi các số liệu khí tượng quan trắc được tại mặt đẳng áp đó.

12/2007/QĐ-BGTVT

Bản đồ chuyên đề đường biên giới quốc gia

là sơ đồ được phóng vẽ từ bản đồ địa hình thể hiện kết quả giải quyết đường biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước láng giềng.

06/2006/TTLT-BTNMT-BNV-BNG-BQP

Bản đồ địa chính

là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận

13/2003/QH11

Bản đồ địa giới hành chính

là bản đồ thể hiện các mốc địa giới hành chính và các yếu tố địa vật, địa hình có liên quan đến mốc địa giới hành chính

13/2003/QH11

Bản đồ dự báo thời tiết

(Prognostic weather chart): Bản đồ ghi các yếu tố khí tượng mà nhân viên dự báo khí tượng dự báo sẽ xảy ra trong khoảng thời gian nhất định;

29/2005/QĐ-BGTVT

Bản đồ dự báo thời tiết (Prognostic weather chart

Bản đồ ghi các yếu tố khí tượng mà nhân viên dự báo khí tượng dự báo sẽ xảy ra trong khoảng thời gian nhất định.

12/2007/QĐ-BGTVT

Bản đồ hành chính

là loại bản đồ có nội dung chính thể hiện biên giới quốc gia, địa giới hành chính, tên các đơn vị hành chính và vị trí trung tâm của các đơn vị hành chính.

03/2006/TTLT-BTNMT-BVHTT

 

là bản đồ thể hiện ranh giới các đơn vị hành chính kèm theo địa danh và một số yếu tố chính về tự nhiên, kinh tế, xã hội

03/2006/TTLT-BTNMT-BVHTT

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất

là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, được lập theo đơn vị hành chính

13/2003/QH11

Bản đồ mặt đất

(Surface Wx chart): Bản đồ thời tiết có ghi những số liệu khí tượng quan trắc được từ mặt đất;

29/2005/QĐ-BGTVT

Bản đồ mặt đất (Surface Wx chart)

Bản đồ thời tiết có ghi những số liệu khí tượng quan trắc được từ mặt đất.

12/2007/QĐ-BGTVT

Bản đồ nền

là bản đồ chỉ bao gồm yếu tố nền cơ sở địa lý.

03/2006/TTLT-BTNMT-BVHTT

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất

là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất tại thời điểm cuối kỳ quy hoạch

13/2003/QH11

Bản đồ, sơ đồ hàng không

(Aeronautical maps and charts) là các bản đồ, sơ đồ chứa đựng các tin tức hàng không cần thiết để người lái, các tổ chức và cá nhân liên quan đến hoạt động bay sử dụng.

21/2007/QĐ-BGTVT

Bàn đổi ngoại tệ

là tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện các hoạt động thu đổi ngoại tệ tiền mặt, bao gồm: a. Bàn trực tiếp: Bàn đổi ngoại tệ của các Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối trực tiếp làm dịch vụ đổi ngoại tệ; Bàn trực tiếp được đặt tại Hội sở chính, trụ sở chi nhánh của tổ chức tín dụng và các địa điểm khác đã đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh (thành phố). b. Bàn đại lý: Bàn đổi ngoại tệ của các tổ chức khác làm đại lý đổi ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối và được Ngân hàng nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh (thành phố) trên địa bàn cấp giấy phép làm đại lý đổi ngoại tệ. Bàn đại lý chỉ được đặt tại các địa điểm ghi trong giấy phép do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh (thành phố) cấp.

1216/2003/QĐ-NHNN

Bản ghi âm, ghi hình

là bản định hình các âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác, hoặc việc định hình sự tái hiện lại các âm thanh, hình ảnh không phải dưới hình thức định hình gắn với tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm nghe nhìn khác.

100/2006/NĐ-CP

Bản gốc tác phẩm

là bản được tồn tại dưới dạng vật chất mà trên đó việc sáng tạo tác phẩm được định hình lần đầu tiên.

100/2006/NĐ-CP

Bản gốc văn bản

là bản thảo cuối cùng được người có thẩm quyền duyệt.

110/2004/NĐ-CP

Bán hàng đa cấp

là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau; hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia và người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận

27/2004/QH11

Ban hành văn bản pháp luật

Hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo trình tự đã được quy định để ra các văn bản pháp luật. Trình tự các bước, các công việc phải làm gồm có: - Trình tự lập hiến để ban hành hiến pháp gồm các bước: xây dựng dự thảo, lấy ý kiến của dự thảo; thẩm tra dự thảo của Ủy ban pháp luật của Quốc hội; thảo luận ở Quốc hội biểu quyết, phải có hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành; công bố do lệnh của chủ tịch nước. - Trình tự lập pháp để ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ quốc hội gồm các bước: các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đưa kiến nghị, trình dự án, lấy ý kiến. Ủy ban pháp luật thẩm tra dự án; Ủy ban hữu quan của Quốc hội phát biểu; thảo luận ở Quốc hội (đối với luật, nghị quyết của Quốc hội), ở Ủy ban thường vụ Quốc hội (đối với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội); biểu quyết, phải được quá nửa tổng số đại biểu quốc hội, quá nửa tổng số ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành; chủ tịch nước công bố, chậm nhất 15 ngày kể từ ngày được thông qua. Riêng đối với nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của chính phủ, về tuyên bố tình trạng chiến tranh (Điểm 8,9 Điều 91 - Hiến pháp 1992) thì chủ tịch nước có quyền đề nghị ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại (Điều 103 - Hiến pháp năm 1992), nếu Ủy ban thường vụ Quốc hội vẫn giữ ý kiến mà chủ tịch nước không nhất trí thì sẽ trình Quốc hội quyết định tại kì họp gần nhất.

Từ điển Luật học trang 22

 

Thuật ngữ

Mô tả

Nguồn

Ban kiểm soát công ty cổ phần

Tập thể do đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra hoạt động của Hội đồng quản trị nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của các cổ đông là những chủ sở hữu tài sản của công ty.

Từ điển Luật học trang 23

Bán lẻ

là hoạt động bán hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.

23/2007/NĐ-CP

Bán lẻ điện

là hoạt động bán điện của đơn vị điện lực cho khách hàng sử dụng điện

28/2004/QH11

Bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

là việc các đơn vị Kho bạc Nhà nước bán trái phiếu trực tiếp cho người mua.

01/2000/NĐ-CP

Bán lẻ trái phiếu

là hành vi trực tiếp giao trái phiếu và thu tiền của tổ chức phát hành đối với từng đối tượng mua.

141/2003/NĐ-CP

Ban liên hợp quân sự

Tổ chức quân sự do các bên xung đột thoả thuận lập ra nhằm mục đích duy trì các mối liên lạc trực tiếp và phối hợp hành động nhanh chóng trong việc kiểm tra tuân thủ hiệp định đình chỉ xung đột đã được kí kết. Vd. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của Việt Nam đã có 4 lần tổ chức ban liên hợp quân sự: 1. Ban liên kiểm Việt - Pháp, tổ chức ngày 10.9.1946 để thực thi Hiệp định sơ bộ 6.3.1946. 2. Ban liên hợp quân sự Việt - Pháp để thực thi Hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam. 3. Ban liên hợp quân sự 4 bên gồm Việt Nam dân chủ cộng hòa, Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam, Cộng hòa Việt Nam, Mĩ để thực thi Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam. 4. Ban liên hợp quân sự hai bên gồm Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam và Cộng hòa Việt Nam để thực thi Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam trên lãnh thổ Miền Nam Việt Nam.

Từ điển Luật học trang 23

Bản mô tả chi tiết của giống cây trồng

là tài liệu thể hiện các tính trạng của giống cây trồng theo quy phạm khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định và được xác nhận của cơ quan bảo hộ giống cây trồng. Bản mô tả chi tiết được coi là đã công bố khi phát hành tới công chúng dưới các hình thức như: báo cáo khoa học, bản tin, báo, tạp chí hoặc các ấn phẩm khác.

104/2006/NĐ-CP

Bán nợ có truy đòi

là việc mua, bán nợ mà bên bán nợ cam kết bảo đảm khả năng thanh toán khoản nợ của bên nợ và thỏa thuận với bên mua nợ trong trường hợp bên nợ không trả nợ khi đến hạn thanh toán, thì bên mua nợ có quyền truy đòi thanh toán khoản nợ đối với bên bán nợ, bên bán nợ phải chịu trách nhiệm thanh toán khoản nợ đó cho bên mua nợ.

59/2006/QĐ-NHNN

Bán phá giá

là hành vi bán hàng hoá, dịch vụ với giá quá thấp so với giá thông thường trên thị trường Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường, hạn chế cạnh tranh đúng pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác và lợi ích của Nhà nước.

40/2002/PL-UBTVQH10

Bẩn phóng xạ

là chất phóng xạ bám trên bề mặt một vật.

14/2003/TT-BKHCN

Bẩn phóng xạ bám chắc

là bẩn phóng xạ không thể rời ra khỏi bề mặt trong quá trình vận chuyển.

14/2003/TT-BKHCN

Bẩn phóng xạ không bám chắc

là bẩn phóng xạ có thể rời ra khỏi bề mặt trong quá trình vận chuyển.

14/2003/TT-BKHCN

Ban quản lý rừng cộng đồng

là tổ chức do cộng đồng dân cư thôn thành lập để điều phối các hoạt động có liên quan đến quản lý rừng của thôn.

106/2006/QĐ-BNN

Bản quy hoạch phát triển công nghiệp

là sản phẩm của quá trình lập quy hoạch, thể hiện thực trạng, quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển và phân bố công nghiệp theo ngành, theo vùng lãnh thổ, đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách cũng như việc tổ chức thực hiện.

40/2005/QĐ-BCN

Bản sao

Bản chép nguyên văn một bản chính do cơ quan nhà nước cấp cho người hữu quan, hoặc do cá nhân chép từ bản chính. Bản sao do cá nhân làm chỉ có giá trị trong những trường hợp được pháp luật quy định và phải có chứng thực của công chứng viên hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền (ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn). Vd. bản sao giấy khai sinh, giấy kết hôn, văn bằng ... nộp theo hồ sơ. Bản sao, chép, chụp, sang băng từ, ... đúng y nguyên bản chính, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học phải theo các quy định của Bộ luật dân sự về quyền tác giả (Điều 761 - Bộ luật dân sự). Không được sao để sử dụng, lưu hành các tác phẩm không được nhà nước bảo hộ (Điều 749 - Bộ luật dân sự).

Từ điển Luật học trang 26

 

là bản chụp, bản in, bản đánh máy, bản đánh máy vi tính hoặc bản viết tay có nội dung đầy đủ, chính xác như sổ gốc hoặc bản chính.

Từ điển Luật học trang 26

Bản sao bản ghi âm, ghi hình

là bản sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc toàn bộ bản ghi âm, ghi hình.

100/2006/NĐ-CP

Bản sao hợp lệ

là bản sao do doanh nghiệp tự sao y và tự chịu trách nhiệm về tính trung thực trước pháp luật.

55/2005/QĐ-BGTVT

 

là bản sao được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công chứng, chứng thực.

55/2005/QĐ-BGTVT

Bản sao lục

là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản, được thực hiện từ bản sao y bản chính và trình bày theo thể thức quy định.

110/2004/NĐ-CP

Bản sao tác phẩm

là bản sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc toàn bộ tác phẩm. Bản sao chụp tác phẩm cũng là bản sao tác phẩm.

100/2006/NĐ-CP

Bản sao tác phẩm kiến trúc

là bản sao chép hoặc sao chụp lại một phần hoặc toàn bộ tác phẩm kiến trúc.

04/2003/TTLT-BVHTT-BXD

 

Thuật ngữ

Mô tả

Nguồn

Bản sao y bản chính

là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản và được trình bày theo thể thức quy định. Bản sao y bản chính phải được thực hiện từ bản chính;

110/2004/NĐ-CP

Ban thanh tra bảo hộ lao động

Tổ chức được thành lập trong ngành lao động để giúp các cơ quan, tổ chức sử dụng lao động theo dõi, kiểm tra các biện pháp bảo đảm an toàn lao động và kiến nghị, xử lý các vi phạm theo thẩm quyền. Bộ luật lao động quy định thanh tra nhà nước về lao động gồm thanh tra lao động, thanh tra an toàn lao động và thanh tra vệ sinh lao động. Bộ lao động - thương binh và xã hội và các cơ quan lao động địa phương thực hiện thanh tra lao động và thanh tra an toàn lao động. Bộ y tế và các cơ quan y tế địa phương thực hiện thanh tra vệ sinh lao động. Thanh tra về lao động có các nhiệm vụ chính sau: - Thanh tra việc chấp hành các quy định về lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động. - Điều tra tai nạn lao động và các tiêu chuẩn vệ sinh lao động. - Xem xét, chấp nhận các tiêu chuẩn an toàn lao động, các giải pháp an toàn lao động trong các luận chứng kinh tế - kỹ thuật, các đề án thiết kế, đăng kí và cho phép đưa vào sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc danh mục do Bộ lao động - thương binh và xã hội quy định. - Tham gia xem xét, chấp thuận địa điểm, các giải pháp vệ sinh lao động, xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo cơ sở sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và tàng trữ các chất phóng xạ, chất độc thuộc danh mục do Bộ Y tế quy định. - Giải quyết các khiếu nại, tố cáo của người lao động về vi phạm pháp luật lao động. - Quyết định xử lý các vi phạm luật lao động theo thẩm quyền của mình và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan đó.

Từ điển Luật học trang 23

Ban thanh tra công nhân

Tổ chức được thành lập trong các đơn vị sản xuất, với sự tham gia của đại diện công nhân, những người trực tiếp sản xuất. Ban thanh tra của đại diện công nhân giúp kiểm tra, xử lý các vi phạm trong việc thực hiện hợp đồng lao động, bảo đảm quyền lợi chính đáng của công nhân.

Từ điển Luật học trang 24

Bản thảo văn bản

là bản được viết hoặc đánh máy, hình thành trong quá trình soạn thảo một văn bản của cơ quan, tổ chức.

110/2004/NĐ-CP

Bản thông báo tin tức trước chuyến bay

(Pre-flight information bulletin) là bản thông báo gồm các NOTAM còn hiệu lực có tính chất khai thác quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động bay, được chuẩn bị để cung cấp cho tổ lái trước chuyến bay.

21/2007/QĐ-BGTVT

Ban thư kí Liên hợp quốc

Cơ quan hành chính của Liên hợp quốc, đứng đầu là tổng thư kí Liên hợp quốc do Đại hội đồng bổ nhiệm theo kiến nghị của Hội đồng bảo an, có sự nhất trí của 5 uỷ viên thường trực, với nhiệm kỳ là 5 năm và có thể được bổ nhiệm lần thứ 2. Tổng thư kí có quyền đề xuất với Hội đồng bảo an về bất kì vấn đề gì có thể đe doạ hòa bình và an ninh quốc tế, đọc báo cáo hàng năm trước Đại hội đồng. Nhân viên Ban thư kí do tổng thư kí bổ nhiệm, hiện có trên 10 nghìn người trong biên chế. Dưới sức ép của gánh nặng chi phí ngân sách, hiện đang có khuynh hướng cải tổ nhằm thu gọn, giảm bớt biên chế.

Từ điển Luật học trang 24

Bản tin khí tượng

(Met.Report): Bản thông báo về điều kiện khí tượng quan trắc được vào một thời gian và ở một địa điểm xác định;

29/2005/QĐ-BGTVT

Bản tin khí tượng (Met. Report)

Bản thông báo về điều kiện khí tượng quan trắc tại một thời điểm và vị trí xác định.

12/2007/QĐ-BGTVT

Bản tin thời sự

là ấn phẩm định kỳ đăng tin thời sự trong nước và thế giới của cơ quan thông tấn nhà nước.

51/2002/NĐ-CP

Bản tin thông tấn

là ấn phẩm định kỳ đăng tin có tính chuyên đề của cơ quan thông tấn nhà nước như văn hóa, thể thao, kinh tế.

51/2002/NĐ-CP

Bản tóm tắt nội dung NOTAM còn hiệu lực

(List of valid NOTAM) là bản tóm tắt nội dung của các NOTAM còn hiệu lực được phát hành hàng tháng bằng ngôn ngữ phổ thông.

21/2007/QĐ-BGTVT

Bản trích sao

là bản sao một phần nội dung của văn bản và được trình bày theo thể thức quy định. Bản trích sao phải được thực hiện từ bản chính.

110/2004/NĐ-CP

Bán và cam kết mua lại

Là việc bên bán (Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng) bán và chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá cho bên mua (tổ chức tín dụng hoặc Ngân hàng Nhà nước) đồng thời cam kết mua lại và nhận lại quyền sở hữu giấy tờ có giá đó sau một thời hạn nhất định.

85/2000/QĐ-NHNN14

Bản vẽ hoàn công

là bản vẽ phản ảnh kết quả thực hiện thi công xây lắp do doanh nghiệp xây dựng lập trên cơ sở thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế kỹ thuật thi công đã được phê duyệt và kết quả đo kiểm các sản phẩm xây lắp đã thực hiện tại hiện trường được chủ đầu tư xác nhận.

18/2003/QĐ-BXD

Bảng cân đối tiền tệ của khu vực thể chế tài chính

là báo cáo tổng hợp phản ánh tình hình tài sản có và tài sản nợ tài chính và phi tài chính giữa khu vực thể chế tài chính với các khu vực khác của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định.

82/2007/NĐ-CP

Bằng chứng kiểm toán

là tài liệu, thông tin do Kiểm toán viên nhà nước thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán, làm cơ sở cho việc đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán.

37/2005/QH11

Bàng hệ

X. Thứ tự họ hàng

Từ điển Luật học trang 27

Bảng lương

X. Thang lương, bảng lương

Từ điển Luật học trang 27

Bằng sáng chế

Theo Công ước Pari 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp và một số điều ước quốc tế khác liên quan, bằng sáng chế là bằng độc quyền sáng chế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế. Bằng sáng chế xác nhận: giải pháp kĩ thuật sáng chế, chủ bằng độc quyền sáng chế và quyền sở hữu sáng chế của chủ bằng, tác giả sáng chế và quyền của tác giả đó. Thời hạn có hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế do pháp luật của mỗi nước quy định và được tính từ ngày đầu tiên của đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế. Theo pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp: nhà nước bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bảo hộ sáng chế dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế, bằng sáng chế do Cục sáng chế cấp và có thời hạn là 15 năm tính từ ngày đầu tiên của đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế. Trong thời hạn hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế, chủ bằng được độc quyền sử dụng sáng chế, chuyển giao quyền sở hữu và quyền sử dụng sáng chế cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Đồng thời, chủ bằng sáng chế có nghĩa vụ sử dụng hoặc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với yêu cầu kinh tế xã hội của đất nước, nộp lệ phí duy trì hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế và trả thù lao cho tác giả theo quy định của pháp luật. Tác giả sáng chế có quyền được ghi tên trong bằng độc quyền sáng chế và các tài liệu khoa học kĩ thuật có liên quan được công bố, nhận thù lao do chủ bằng độc quyền sáng chế trả theo quy định nêu trên. Trong thời gian hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế, bất cứ tổ chức, cá nhân nào đó những hành động sử dụng sáng chế mà không được phép của chủ bằng thì bị coi là xâm phạm quyền sở hữu của chủ bằng độc quyền sáng chế. Các tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép yêu cầu bảo hộ sáng chế của mình để được cấp bằng sáng chế ở nước ngoài sau khi được Cục sáng chế chấp nhận đơn ở Việt Nam. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có thể yêu cầu bảo hộ sáng chế ở Việt Nam để được Cục sáng chế cấp bằng sáng chế và được hưởng các quyền của chủ bằng sáng chế theo quy định của pháp luật Việt Nam phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc theo nguyên tắc có đi lại.

Từ điển Luật học trang 35

Bang tá

1. Thời thuộc Pháp, bang là một vùng nằm trong một châu, sau là một đơn vị hành chính dưới châu. 2. Chức quan giúp việc cho tri châu, rồi sau được coi là quan đứng đầu địa phương khi bang được coi là một đơn vị hành chính nhỏ hơn châu ở miền núi Bắc và Trung bộ thời thuộc Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, đơn vị hành chính có tên là bang, châu, phủ đều được gọi thống nhất là huyện.

Từ điển Luật học trang 27

 

Thuật ngữ

Mô tả

Nguồn

Bão

là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật. Bão từ cấp 10 đến cấp 11 được gọi là bão mạnh; từ cấp 12 trở lên được gọi là bão rất mạnh.

08/2006/NĐ-CP

Bao bì thương phẩm của hàng hoá

là bao bì chứa đựng hàng hoá và lưu thông cùng với hàng hoá. Bao bì thương phẩm của hàng hoá gồm hai loại: bao bì trực tiếp và bao bì ngoài. a) Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hoá, tiếp xúc trực tiếp với hàng hoá, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hoá; b) Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng hoá có bao bì trực tiếp.

89/2006/NĐ-CP

Báo cáo đầu tư xây dựng công trình

là hồ sơ xin chủ trương đầu tư xây dựng công trình để cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư

16/2003/QH11

Báo cáo khoa học

là báo cáo đánh giá toàn bộ hoặc một phần nội dung nghiên cứu đã kết thúc đối với các các đề tài, dự án, căn cứ theo thời gian tiến hành đã đăng ký hoặc được giao.

2696/2005/QĐ-UBND

Báo cáo kiểm toán

là báo cáo bằng văn bản do kiểm toán viên, doanh nghiệp kiểm toán lập và công bố thể hiện ý kiến chính thức của mình về báo cáo tài chính của một đơn vị đã được kiểm toán.

105/2004/NĐ-CP

Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước

là văn bản do Kiểm toán Nhà nước lập và công bố để đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán.

37/2005/QH11

Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình

là dự án đầu tư xây dựng công trình rút gọn trong đó chỉ đặt ra các yêu cầu cơ bản theo quy định

16/2003/QH11

Báo cáo tài chính của Ngân hàng Nhà nước

Là Báo cáo kế toán, tổng hợp và thuyết minh các chỉ tiêu tài chính, tiền tệ chủ yếu của Ngân hàng Nhà nước, được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành áp dụng đối với Ngân hàng Nhà nước.

1511/2001/QĐ-NHNN

Báo cáo thống kê

là hình thức thu thập thông tin thống kê theo chế độ báo cáo thống kê do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành

04/2003/QH11

Báo cáo từ tàu bay (Airep)

Bản báo cáo từ một tàu bay đang bay tuân theo các yêu cầu về báo cáo vị trí, tình trạng hoạt động hoặc điều kiện khí tượng.

12/2007/QĐ-BGTVT

Báo cáo từ tầu bay (Airep)

Bản báo cáo từ một tầu bay đang bay tuân theo các yêu cầu về báo cáo vị trí, tình trạng hoạt động hoặc điều kiện khí tượng;

29/2005/QĐ-BGTVT

Báo chí

là tên gọi chung đối với các loại hình báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử.

51/2002/NĐ-CP

Bảo chi séc

là việc người thực hiện thanh toán bảo đảm thanh toán cho tờ séc khi tờ séc được xuất trình để thanh toán trong thời hạn xuất trình.

159/2003/NĐ-CP

Bào chữa

(cg. Biện hộ), quyền của bị can, bị cáo được đưa ra các chứng cứ, lí lẽ, được đặt câu hỏi, được tranh luận trong giai đoạn điều tra và giai đoạn xét xử. Bị can, bị cáo có thể tự bào chữa, nhờ người bào chữa, hay nhờ luật sư bào chữa cho mình. Cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ (Điều 12 - Bộ luật tố tụng hình sự).

Từ điển Luật học trang 27

Bảo đảm

Trách nhiệm của một chủ thể (cá nhân, tổ chức) phải làm cho quyền, lợi ích của chủ thể bên kia chắc chắn được thực hiện, được giữ gìn, nếu xảy ra thiệt hại thì phải bồi thường. Bảo đảm được tiến hành bằng những biện pháp gọi là những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, kí cược, kí quỹ, phạt vi phạm. Đối với một số quan hệ khác, còn quy định những biện pháp: bảo đảm phù hợp, bảo đảm quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản mua; bảo đảm quyền sử dụng của người thuê bảo hành. - Bên bán có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với tài sản đã bán cho bên mua không bị người thứ ba tranh chấp. Trong trường hợp tài sản bị người thứ ba tranh chấp thì bên bán phải đứng về phía bên mua để bảo vệ quyền lợi của bên mua; nếu người thứ ba có quyền sỡ hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản mua bán, thì bên mua có quyền huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại. - Trong trường hợp bên mua biết hoặc phải biết tài sản mua bán thuộc sở hữu của người thứ ba mà vẫn mua, thì phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu và không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Vd. bên bán bán một cái nhà mà họ đang thuê của nhà nước; bên mua biết mà vẫn mua thì tiền mua nhà đó sẽ bị tịch thu và họ không được đòi bồi thường thiệt hại. Trong việc cho thuê tài sản thì nghĩa vụ bảo đảm của bên cho thuê là: - Bảo đảm tài sản cho thuê trong tình trạng như đã thỏa thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; phải sữa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản cho thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sữa chữa (Điều 482 - Bộ luật dân sự). - Bảo đảm quyền sử dụng ổn định tài sản cho thuê. Nếu có tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê mà bên thuê không được sử dụng tài sản cố định, thì bên thuê có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Từ điển Luật học trang 27

 

Là hình thức cam kết để cơ quan hải quan có cơ sở tin rằng các nghĩa vụ đối với cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật sẽ được thực hiện trong một thời hạn xác định.

Từ điển Luật học trang 27

Bảo đảm dự thầu

là việc nhà thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

61/2005/QH11

Bảo đảm pháp luật

Một trong những quyền cơ bản của công dân. Mọi quyền, quyền lợi chính đáng, hợp pháp của công dân như quyền nhân thân, quyền dân sự, quyền chính trị xã hội, quyền sống, quyền được tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc … đều được nhà nước bảo hộ bằng những điều luật cụ thể được ghi trong các đạo luật cụ thể. Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho các quyền công dân đã được ghi trong các đạo luật phải được thực thi, phải tạo điều kiện cho công dân được hưởng các quyền đó. Trong trường hợp có sự vi phạm đến các quyền của công dân thì phải áp dụng các biện pháp để loại trừ. Cán bộ, công chức nhà nước sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong trường hợp họ không hành động để bảo vệ quyền và quyền lợi của công dân.

Từ điển Luật học trang 28

Bảo đảm tiền vay

là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.

178/1999/NĐ-CP

Báo điện tử

là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên mạng thông tin máy tính (Internet, Intranet).

51/2002/NĐ-CP

Bão đổ bộ

là khi tâm bão đã vào đất liền.

307/2005/QĐ-TTG

 

Thuật ngữ

Mô tả

Nguồn

Bảo dưỡng

là việc kiểm tra đánh giá, vệ sinh công nghiệp, hiệu chỉnh hoặc sửa chữa thay thế bộ phận không đủ tiêu chuẩn khai thác.

39/2005/QĐ-BGTVT

Bảo dưỡng tầu bay

là các hoạt động kiểm tra, sửa chữa, thay thế, đại tu, cải tiến hoặc sửa chữa hỏng hóc của tầu bay hoặc thiết bị tầu bay, được thực hiện từng dạng đơn lẻ hoặc kết hợp các dạng hoạt động khác nhau.

16/2006/QĐ-BGTVT

Bao gửi

là hàng hoá được gửi theo bất kỳ chuyến tàu khách nào mà người gửi không đi cùng chuyến tàu đó.

35/2005/QH11

 

là hàng hoá gửi theo bất kỳ phương tiện chở khách nào mà người gửi không đi cùng trên phương tiện đó

35/2005/QH11

Bảo hành

Trách nhiệm của người bán đối với vật bán, trong một thời hạn gọi là thời hạn bảo hành do hai bên thỏa thuận, hoặc pháp luật quy định, trong thời gian ấy mà người mua phát hiện những khuyết tật làm cho vật mua không sử dụng được đúng mục đích sử dụng hoặc không sử dụng được một cách bình thường thì có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền (Điều 438, 439 - Bộ luật dân sự; Điều 66 - Luật thương mại). Khuyết tật được bảo hành phải là: a) Khuyết tật mà nếu người mua được biết thì sẽ không mua hoặc chỉ mua với giá thấp hơn. b) Khuyết tật không bộc lộ khi mua, vì nếu khuyết tật đã bộc lộ mà người mua vẫn mua thì người bán không phải chịu trách nhiệm. c) Người mua không thể biết được khuyết tật đó khi mua. d) Khuyết tật đó tồn tại trước khi mua bán vì nếu đã bán rồi mà người mua có lỗi trong khi sử dụng thì người mua phải chịu trách nhiệm. Bên bán có nghĩa vụ: a) Sửa chữa vật và bảo đảm vật có đủ các tiêu chuẩn chất lượng hoặc có đủ các đặc tính đã cam kết. b) Chịu chi phí về sửa chữa và vận chuyển vật đến nơi sửa chữa và từ nơi sửa chữa đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên mua. c) Hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn do hai bên thoả thuận hoặc trong một thời gian hợp lí; nếu bên bán không sửa chữa được hoặc không thể hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn đó, thì bên mua có quyền yêu cầu giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật lấy lại tiền. Bên mua còn có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do khuyết tật về kĩ thuật của vật gây ra trong thời hạn bảo hành. Tuy nhiên, bên bán không phải bồi thường thiệt hại, nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua. Bên bán được giảm mức bồi thường thiệt hại, nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.

Từ điển Luật học trang 28

Bảo hành công trình

là công việc sửa chữa các hư hỏng công trình xảy ra trong thời hạn bảo hành của doanh nghiệp xây dựng thi công công trình

18/2003/QĐ-BXD

Bảo hành sản phẩm

Chế định của ngành thương mại với nội dung quy định nhà sản xuất, trong một thời gian nhất định kể từ ngày bán sản phẩm của mình cho người tiêu thụ, phải sửa chữa những khuyết tật, hư hỏng do lỗi của sản xuất gây ra cho khách hàng. Trong thời gian bảo hành sản phẩm, người tiêu thụ có quyền yêu cầu nhà sản xuất đổi sản phẩm khác hoặc sửa chữa những khuyết tật, hư hỏng do lỗi của sản xuất gây ra không phải trả tiền. Thực hiện chế độ bảo hành sản phẩm là biện pháp đấu tranh nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và thể hiện văn minh thương nghiệp cao.

Từ điển Luật học trang 29

Bảo hành xây lắp công trình

là sự đảm bảo bắt buộc theo luật pháp đối với nhà thầu xây lắp về chất lượng trong thời gian nhất định của sản phẩm đã hoàn chỉnh đưa vào sử dụng. Nhà thầu xây dựng có nghĩa vụ thực hiện sửa chữa các hư hỏng do mình gây nên trong thời hạn bảo hành.

35/1999/QĐ-BXD

Bảo hiểm

Việc đảm bảo bồi thường một số tiền cho người, tổ chức mua bảo hiểm hoặc người, tổ chức được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm khi đối tượng bảo hiểm (sức khoẻ, tính mạng, tài sản…) bị thiệt hại. Vd. Người mua bảo hiểm nhân thọ bị ốm phải chi phí thuốc men, ...

Từ điển Luật học trang 29

Bảo hiểm có tổn thất riêng

(A. With Average. Viết tắt WA), hình thức bảo hiểm được ghi trong quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa chuyên chở bằng đường biển năm 1965 của Công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt), trong đó, ngoài những rủi ro, tổn thất được nêu trong bảo hiểm miễn tổn thất riêng, bên nhận bảo hiểm còn phải bồi thường thêm tổn thất bộ phận, vì thiên tai như ở các trường hợp: bão làm ướt hàng, sét đánh vỡ hàng mà tàu không bị mắc cạn, đâm, va nhau.

Từ điển Luật học trang 30

Bảo hiểm hỗn hợp

là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểm tử kỳ

24/2000/QH10

Bảo hiểm miễn tổn thất riêng

(A. Free from Particular Average. Viết tắt FPA), hình thức bảo hiểm được ghi trong quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa chuyên chở bằng đường biển năm 1965 của Công ty bảo hiểm Việt Nam, trong đó bên nhận bảo hiểm phải chịu trách nhiệm bồi thường những rủi ro, tổn thất của hàng hóa trong những trường hợp như sau: - Tổn thất toàn bộ do thiên tai và tai nạn bất ngờ ngoài biển. - Tổn thất bộ phận bất ngờ ngoài biển. - Tổn thất bộ phận vì thiên tai, nhưng chỉ giới hạn trong các trường hợp tàu hay phương tiện vận chuyển bị mắc cạn, bị đâm phải đá ngầm, bị đắm hay bị tiêu huỷ trên đường vận chuyển. - Mất nguyên kiện hoặc nhiều kiện hàng trong khi bốc dỡ hoặc chuyển tải. - Tổn thất toàn bộ hoặc bộ phận trong khi dỡ hàng tại cảng lánh nạn.

Từ điển Luật học trang 30

Bảo hiểm mọi rủi ro

(A. All Rish. Viết tắt AR), hình thức bảo hiểm hàng hoá chuyên chở bằng đường biển theo quy tắc năm 1965 của Công ty bảo hiểm Việt Nam, trong đó bên bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường mọi tổn thất, hư hỏng hàng hóa do thiên tai, tai nạn bất ngờ ngoài biển, tai nạn bất ngờ khác và những nguyên nhân khách quan khác gây nên như hàng hóa bị đỗ vỡ, mất mát, hư hỏng thiếu hụt, mất trộm ... Những rủi ro có tính chất đương nhiên xảy ra, chắc chắn xảy ra do bản chất của hàng hoá hoặc do lỗi của người được bảo hiểm đều không được bên nhận bảo hiểm bồi thường. Rủi ro chiến tranh, đình công, bạo động, nổi loạn ... Cũng không được bên nhận bảo hiểm bồi thường vì đã có điều kiện bảo hiểm riêng.

Từ điển Luật học trang 30

Bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm về tuổi thọ, hình thức bảo hiểm tự nguyện trong đó người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm cho bên nhận bảo hiểm. Bảo hiểm nhân thọ ra đời từ năm 1583 ở Anh. Ở Việt Nam, Công ty bảo hiểm nhân thọ (gọi tắt Bảo Việt nhân thọ) ra đời từ năm 1996 với thời hạn bảo hiểm 5 năm, 10 năm và bảo hiểm trẻ em đến tuổi trưởng thành.

Từ điển Luật học trang 31

 

là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết

Từ điển Luật học trang 31

Bảo hiểm phi nhân thọ

là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ

24/2000/QH10

Bảo hiểm sinh kỳ

là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm vẫn sống đến thời hạn được thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm

24/2000/QH10

Bảo hiểm trả tiền định kỳ

là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định; sau thời hạn đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm định kỳ cho người thụ hưởng theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm

24/2000/QH10

Bảo hiểm trọn đời

là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời của người đó

24/2000/QH10

Bảo hiểm tử kỳ

là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết trong một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn được thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm

24/2000/QH10

Bảo hiểm xã hội

Những quy định của luật lao động nhằm "bảo đảm vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình trong các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động, chết, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, gặp rủi ro hoặc các khó khăn khác" (Điều 140 - Bộ luật lao động; Điều 1 - Nghị định số 12/CP ngày 26.1.1995). Bảo hiểm xã hội gồm có: trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Bảo hiểm xã hội là hình thức bảo hiểm bắt buộc đối với các đối tượng sau đây gọi chung là người lao động; người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước; lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng là 10 lao động trở lên; lao động là người Việt Nam trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam kí hoặc tham gia có quy định khác; lao động trong các tổ chức dịch vụ thuộc các cơ quan nhà nước, Đảng, đoàn thể; lao động trong các doanh nghiệp tổ chức của lực lượng vũ trang; người giữ chức vụ dân cử, bầu cử trong các cơ quan nhà nước, Đảng, đoàn thể; cán bộ công chức trong các cơ quan nhà nước, Đảng, đoàn thể. Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ các nguồn: nguồn người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương; người lao động đóng bằng 5% tiền lương; nhà nước đóng và hỗ trợ; các nguồn khác Bảo hiểm xã hội Việt Nam do nhà nước thống nhất quản lý quỹ bảo hiểm xã hội theo pháp luật và trực tiếp quản lý thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội.

Từ điển Luật học trang 31

 

là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Từ điển Luật học trang 31

Bảo hiểm xã hội bắt buộc

là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

71/2006/QH11

 

 

 

 

 

 

Quốc hội: National Assembly
Kỳ họp thứ: Session
Khóa: Legislature
Decision: Quyết định
Decree: Nghị định
Ordinance: Pháp lệnh
Circular: Thông tư
Joint Circular: Thông tư liên tịch
Resolution: Nghị quyết
Directive: Chỉ thị
Admendment (Thường nhắc tới trong Hiến pháp Hoa kỳ): Tu chính án
Convention/Covenant: Công ước
Bill: dự luật
Code (of Law): Bộ luật
Protocol: Nghị định thư
Charter/Magna Carta (Anh): Hiến chương
Constitution: Hiến pháp
Treaty/Pact/Compact/Accord: Hiệp ước
Agreement: Hiệp định/Thỏa thuận – Ví dụ bọn Ray đang làm về JOA – Joint Operating Agreement – Thỏa thuận Điều hành Chung
Convention/Covenant: Công ước
Act: Định ước, sắc lệnh, đạo luật
By-law document: Văn bản dưới luật
Supplement/Modify/Amend: Bổ sung, sửa đổi
Master Plan: Kế hoạch tổng thể
Terms and Conditions: Điều khoản và điều kiện
Article: Điều/Điều khoản
Item/Point: Điểm
Paragraph: Khoản
(Thứ tự từ lớn đến nhỏ Điều --> Khoản --> Điểm. Ví dụ: Áp dụng điểm g khoản 3 Điều 12 Nghị định số 142 – Pursuant to Point g (in) Paragraph 3 (of) Article 12 under/of Resolution 142)
Ủy ban Liên hợp: Joint Committee
Issue/ Promulgate: Ban hành
Regulate/Stipulate: Quy định
Approve: Phê duyệt
Submit: Đệ trình - Submited to the Prime Minister for approval.
For and On Behalf of: Thay mặt và Đại diện
Sign and Seal: Ký và đóng dấu (Nếu có đóng dấu rồi thì là “Signed and Sealed”)
Công chứng viên: (Public) Notary
Có hiệu lực: Come into effect/Come into full force/Take effect.
Mất hiệu lực: to be invalidated/to be annulled/to be invalid

Pháp lệnh: Ordinance, Nghị quyết: Resolution của Uỷ ban thường vụ Quốc hội

Lệnh (Order), quyết định (Decision) của Chủ tịch nước;

Nghị quyết, Nghị định (Decree) của Chính phủ; quyết định, chỉ thị (Directive) của Thủ tướng Chính phủ;

Quyết định, chỉ thị, thông tư (Circular) của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;

Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; quyết định, chỉ thị, thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

Nghị quyết, thông tư liên tịch (Joint circular) giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị - xã hội;

Nghị quyết của Hội đồng nhân dân;

Quyết định, Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân.